Dual Career Path
![](https://static.wixstatic.com/media/c6f9ff_033b43d6db7f48399a45f6eb0237dca1~mv2.jpg/v1/fill/w_720,h_540,al_c,q_85,enc_auto/c6f9ff_033b43d6db7f48399a45f6eb0237dca1~mv2.jpg)
Đây là một khái niệm mà nó được áp dụng, có lẽ là lần đầu tiên tại VN, bởi Techcombank.
Mô tả nôm na là mỗi nhân sự, trong quá trình làm việc của mình đều có cơ hội phát triển nghề nghiệp; không chỉ là bước lên cấp quản lý, mà còn là trở thành những chuyên gia.
Chuyên gia ở đây không phải là những người ở vị trí quản lý, mà họ là những con người có thu nhập cao, có chức vụ (không quản lý) như sự tưởng thưởng xứng đáng cho những kết quả làm việc, đóng góp của cá nhân đó với tổ chức, doanh nghiệp.
Sở dĩ tôi thấy thú vị là bởi vì trong một doanh nghiệp, chỉ có khoảng đâu đó 15% nhân sự có năng lực vượt trội về chuyên môn và quản lý được bổ nhiệm vào các vị trí quản lý. Phần còn lại, 85% nhân sự, sẽ không còn vị trí để bổ nhiệm.
Vậy, chúng ta sẽ làm gì với những người xuất sắc còn lại hoặc những cá nhân xuất sắc trong chuyên môn lại không có đủ kỹ năng trong quản lý? Liệu chúng ta sẽ tăng lương và chờ ngày họ rời bỏ doanh nghiệp để sang một doanh nghiệp mới với mức lương cao hơn nhiều mức tăng của chúng ta, những nơi mà họ cần những người nhiều kinh nghiệm và giỏi chuyên môn?
Tôi tin rằng không ít doanh nghiệp đang trong tình trạng như vậy. Một số doanh nghiệp có chế độ tăng lương theo thâm niên (Lưu ý, theo thâm niên, không phải theo năng lực thực sự). Cứ vài năm lại cho lên 1 bậc lương với mức tăng đâu đó từ vài trăm đến vài triệu. Tuy nhiên, với tôi, đây chỉ là sự cào bằng, làm cho những con người “sống lâu” trong doanh nghiệp với năng lực “tà tà” có được mức lương hài lòng; còn những con người có năng lực trở nên bất mãn vì “làm nhiều cũng vậy”, “ghế ít, đ.í.t nhiều” và từ từ bất mãn rời đi.
Vậy con đường phát triển nghề nghiệp kép giải quyết câu chuyện này như thế nào?
Theo tôi, con đường này giúp những nhân sự giỏi chuyên môn được nhìn nhận một cách xứng đáng; được “bổ nhiệm” vào một vị trí được gọi là “Nhân sự cấp cao” và rồi sau đó là “Chuyên gia”. Một sự tưởng tưởng xứng đáng. Dĩ nhiên, đi cùng sự thăng tiến này, sẽ là một chính sách lương, thưởng tương ứng với từng cấp bậc. Tất cả cần làm thực chất, thực chất từ việc trân trọng công việc, chức danh và ghi nhận.
Không cào bằng theo thâm niên, mà trân trọng nhân sự bằng năng lực, sự đóng góp. Điều này giúp giữ chân nhân sự với doanh nghiệp và còn là một cách thể hiện tính nhân văn, văn hóa của doanh nghiệp đó.
Comments